MTTQ các cấp tỉnh Sóc Trăng cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 217 và số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội; góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đạt được nhiều kết quả. Những việc làm đó có ý nghĩa, tác dụng thiết thực, qua đó tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng chính sách pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đó là ý kiến đóng góp của ông Trương Phước Thảo, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng.

Tôi cho rằng, hình thức giám sát hiện nay đang là vấn đề cần được tập trung, nghiên cứu để đổi mới. Theo tôi, đối với cấp tỉnh và cấp huyện sẽ tiếp tục thực hiện các hình thức như hiện nay. Tuy nhiên để công tác giám sát đạt kết quả tốt và phát huy được vai trò, vị trí của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội thì cần quan tâm thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm chặt chẽ, có sự phân công cụ thể để tránh chồng chéo trong thực hiện.

Ông Trương Phước Thảo (áo xanh) trao đổi cùng Tiến sĩ Trịnh Công lý, thành viên 

Đề tài lịch sử truyền thống MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

Đồng thời, tôi cho rằng, quy trình hoạt động giám sát nên đơn giản các khâu, các bước thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giám sát, đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã. Đối với cấp xã, để phù hợp điều kiện số lượng cán bộ, công chức hạn chế tại cơ sở, không đủ điều kiện để thành lập đoàn và bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thì chỉ nên quy định tập trung vào hình thức giám sát trực tiếp và tổ chức để nhân dân giám sát thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên sống tại địa bàn khu dân cư và các hoạt động xây dựng, phát triển có ảnh hưởng trực tiếp đời sống của người dân tại địa phương.

Về các hình thức phản biện xã hội, theo tôi nên xem xét, bổ sung các quy định để làm rõ hơn việc tổ chức hội nghị góp ý, gửi các dự thảo văn bản xin ý kiến góp ý cũng là một hình thức phản biện xã hội. Ngoài việc thực hiện quy trình tổ chức hoạt động phản biện xã hội như hiện nay, đề nghị Trung ương nghiên cứu có thêm quy định Mặt trận được chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các hình thức phản biện xã hội. Đồng thời, về hình thức tổ chức các hội nghị phản biện chỉ nên quy định đối với cấp tỉnh; cấp huyện, cấp xã chỉ dừng ở hình thức tổ chức các hội nghị góp ý.

Điểm nổi bật của hệ thống MTTQ tỉnh trong thời gian qua là việc triển khai các Quyết định của Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy như: đã chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa chủ trương này; hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, nội dung, chương trình, quy trình bài bản, kết quả giám sát, phản biện đáp ứng yêu cầu; các kiến nghị sau giám sát cơ bản được giải quyết tốt; tranh thủ được các chuyên gia, hội đồng tư vấn trong phản biện xã hội. Bên cạnh đó, đồng chí Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của công tác này và đề nghị MTTQ các cấp trong tỉnh quan tâm khắc phục.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo tôi, công tác giám sát và phản biện xã hội vẫn còn một số MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã lúng túng trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội; nhiều vấn đề nhân dân bức xúc nhưng thiếu cơ chế cụ thể để giám sát; số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã hội một số nơi chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Ngoài ra, kinh phí thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội ở một số nơi còn hạn chế, chưa đảm bảo nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội.

Trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý nêu trên, để nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội trong thời gian tới, tôi nghĩ rằng MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh cần quan tâm một số giải pháp sau:

Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh cần tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về Quy chế giám sát và phản biện xã hội nhằm thống nhất về nhận thức đối với các cấp, các ngành trong tỉnh, có như vậy công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc mới được phát huy.

Hai là, thực hiện đúng quy trình giám sát theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gắn với điều kiện cụ thể của địa phương. Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh cần chủ động lựa chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm ở địa phương, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và Nhân dân, từ đó lên kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

Ba là, phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Giám sát đầu tư của cộng đồng và giám sát của nhân dân. Đây là kênh quan trọng của giám sát xã hội. Mặt trận Tổ quốc các cấp, trực tiếp là cấp xã nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư của cộng đồng.

Bốn là, cần bố trí, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn sâu, năng lực nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề; có tư duy độc lập và năng lực tổng hợp, phản biện; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc; thường xuyên bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Năm là, kịp thời kiến nghị về những phát hiện trong quá trình giám sát đối với những việc làm chưa đúng với chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân và những chủ trương, chính sách chưa phù hợp để khắc phục sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh.

Lưu Hồng Tài lược ghi

đại hội nhận huân chương trao co cho các ton giao No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... kỷ niệm chương No title... No title...
video
Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021
  • Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021 (10/12/2021)
  • Truyền thống 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (17/11/2021)
  • 300 phần quà cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn (09/11/2020)
  • Chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer (09/11/2020)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 114
  • Trong tuần: 3 368
  • Tất cả: 1765804

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ: Số 05, đường Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: (0299) 3821039 . Email: vpmtst@gmail.com

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Nguyễn Thị Huệ Chi - TUV, PCT TT  Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, 

Kiêm Trưởng BBT Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.