Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong tham gia công tác giám sát và phản biện xã hội
Giám sát và Phản biện xã hội là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thời gian qua, các Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh là tổ chức tư vấn hoạt động không chuyên trách của Ủy ban MTTQ tỉnh, hội đồng có chức năng tư vấn, tham mưu giúp Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh những nội dung liên quan đến các lĩnh vực công tác của Mặt trận. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi giám sát và phản biện xã hội được xác định là một hoạt động cơ bản của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thì việc huy động trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ tư vấn tham gia vào công tác giám sát và phản biện xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tham gia góp ý đối với dự thảo sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học không chỉ là những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy mà còn là lực lượng mang trách nhiệm xã hội to lớn, có tầm ảnh hưởng trong đời sống chính trị, văn hóa, khoa học của đất nước. Họ có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, có chiều sâu, có khả năng phân tích nguyên nhân, đánh giá tác động và đề xuất phương án xử lý hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng chính sách, đội ngũ này có thể tham gia đóng góp ý kiến ngay từ khâu dự thảo, giúp hoàn thiện nội dung văn bản pháp luật phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển. Các nhà khoa học cũng có thể tham gia các hội đồng tư vấn, tổ chức hội thảo, tọa đàm để phản biện, hiến kế, hoặc tham gia trực tiếp vào các chương trình giám sát do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức. Nhiều đề xuất, kiến nghị của họ đã được cơ quan chức năng tiếp thu, điều chỉnh chính sách theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thành lập 02 Hội đồng tư vấn cấp tỉnh với 19 thành viên, gồm: Hội đồng tư vấn về Dân chủ-Pháp luật, Hội đồng tư vấn về Dân tộc-Tôn giáo. Đồng thời hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện thành lập các Ban tư vấn của Ủy ban MTTQ cấp huyện. Các thành viên của Hội đồng tư vấn đều là các chuyên gia, các trí thức, nhà khoa học, người làm công tác lãnh đạo, quản lý có trình độ, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với hoạt động, công tác mặt trận; có khả năng phân tích, tổng hợp, có chính kiến, kiên trì bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tham gia góp ý đối với dự thảo sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngay từ khi thành lập, các Hội đồng tư vấn, ban tư vấn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp cơ sở đã làm rất tốt vai trò, chức năng theo quy định. Đặc biệt trong năm 2024 và 05 tháng đầu năm 2025, các thành viên Hội đồng tư vấn đã tham gia cùng với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh giám sát và phản biện Xã hội được 12 cuộc (giám sát 06 cuộc, phản biện 06 cuộc). cụ thể:

Thời gian qua, công tác giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiến hành giám sát đối với Ủy ban nhân dân huyện Trần Đề trong việc giải quyết khiếu nại của bà Lê Thị Trưởng, cư ngụ ấp Hà Bô, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện năm 2024; giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2021-2025;

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện giám sát việc thực hiện tập trung phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong thời kỳ mới.

Ngoài ra còn thực hiện việc giám sát đối với Ủy ban nhân dân thị xã Ngã Năm trong việc giải quyết khiếu nại của ông Đỗ Văn Phi cư ngụ ấp Mỹ Hiệp, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng; giám sát việc hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2025.

Nhìn chung, qua công tác giám sát, nhận thấy các địa phương đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai, thực hiện khá tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với các vụ việc được giám sát, cơ bản địa phương đã thực hiện đúng quy trình, quy định của Nhà nước, giải quyết khiếu nại đúng theo trình tự pháp luật.

Đối với công tác phản biện xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tham gia phản biện dự thảo các nội dung Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về đặt tên đường trên địa bàn huyện Kế Sách, Trần Đề, Cù Lao Dung và thị xã Ngã Năm và đổi tên đường trên địa bàn thành phố Sóc Trăng;

Tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Nghị quyết mức chi, mức hỗ trợ, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; dự thảo Nghị quyết Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của địa phương và mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

Cùng với đó, còn tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết Quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng; Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Nhìn chung, qua các hội nghị phản biện, đội ngũ trí thức và nhà khoa học có sự xem xét, đánh giá, bàn bạc trao đổi vấn đề ở nhiều góc độ mang tính khoa học và thực tiễn làm cho vấn đề đưa phản biện hoàn thiện hơn, chỉ ra được những thiếu xót, hạn chế của vấn đề, đồng thời đề xuất phương hướng khắc phục. Qua phản biện, kiến nghị bổ sung, sửa đổi những nội dung thiết thực, góp phần đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội và đảm bảo tính hiệu quả; đồng thời góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Nhiều ý kiến giám sát và phản biện của MTTQ tỉnh, thành viên các tổ chức tư vấn đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao, đã và đang trở thành một kênh thông tin quan trọng, góp phần tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung, điều chỉnh các chính sách, dự án, đề án, nghị quyết, quyết định... của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trước khi ban hành đạt được kết quả tốt, Nhân dân tin tưởng, nghiêm chỉnh chấp hành.

Để tiếp tục phát huy vai trò của trí thức, nhà khoa học trong tham gia công tác giám sát và phản biện xã hội. Trong thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng của các hội đồng tư vấn cấp tỉnh và các Ban tư vấn ở cấp huyện.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các Hội nghị giao ban, đánh giá kết quả hoạt động, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận trong nhân dân, Lựa chọn các chuyên đề phù hợp, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tiếp tục huy động sự đống góp cua trí tuệ của các trí thức, nhà khoa học của tỉnh nhà.

Trong bối cảnh đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo hướng dân chủ, công bằng và văn minh, công tác giám sát và phản biện xã hội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả của các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình ấy, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, với vốn tri thức, kinh nghiệm và uy tín xã hội – chính là lực lượng nòng cốt, góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát và phản biện xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và hài hòa của đất nước.

Lưu Hồng Tài

đại hội nhận huân chương trao co cho các ton giao No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... kỷ niệm chương No title... No title...
video
Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021
  • Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021 (10/12/2021)
  • Truyền thống 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (17/11/2021)
  • 300 phần quà cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn (09/11/2020)
  • Chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer (09/11/2020)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 22
  • Hôm nay: 455
  • Trong tuần: 1 031
  • Tất cả: 1763467

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ: Số 05, đường Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: (0299) 3821039 . Email: vpmtst@gmail.com

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Nguyễn Thị Huệ Chi - TUV, PCT TT  Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, 

Kiêm Trưởng BBT Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.