Công tác phối hợp triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực
Trong 5 năm qua, ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận  động, Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động, sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sở Công thương đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc phối hợp với các cấp, các ngành và Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh để tham mưu cho Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch Cuộc vận động; qua đó, đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ; góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả “Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”” giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, Sở Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai có hiệu quả chính sách khuyến công, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp nâng cao năng lực quản lý, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân.

Sở Công Thương quan tâm, chú trọng công tác đổi mới phương thức xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các đặc sản của tỉnh; chủ động, tích cực tổ chức các hoạt động kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm có xây dựng và phát triển mã số vùng trồng, hướng đến xây dựng thương hiệu.

ông Đặng Thành Sơn, giám đốc Sở Công thương trình bày tham luận tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh

Vận động các doanh nghiệp tham gia các sự kiện trong và ngoài tỉnh, với các hoạt động, như: Hội chợ xúc tiến thương mại; Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố trong cả nước; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

Đối với Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn: Đây là Chương trình được Sở Công Thương quan tâm tổ chức thực hiện và nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng nông thôn; đây cũng là cơ hội để người dân nông thôn tiếp cận “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”, cũng là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người dân nông thôn. Do đó, nhiều các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia Chương trình; 5 năm qua, có hơn 50 chuyến bán hàng lưu động về các huyện, thị xã; 20 Phiên chợ kích cầu tiêu dùng nội địa (với gần 570 lượt doanh nghiệp tham gia, doanh số bán gần 9,6 tỷ đồng); đồng thời, tổ chức 02 Điểm bán hàng Việt cố định tại  các huyện Châu Thành và Mỹ Xuyên.

Về tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm: các sự kiện này là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên được nhiêu doanh nghiệp tích cực tham gia; theo đó, trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo của tỉnh hàng năm, ngành Công thương phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức thành công 05 kỳ hội chợ triển lãm; hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức hơn 110 cuộc hội chợ, triển lãm tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2019 đến nay, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức 08 Hội chợ trong khuôn khổ các hoạt động “Tết Quân – Dân”. Đồng thời, thông tin và vận động doanh nghiệp tham gia trên 200 kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, với hơn 260 lượt doanh nghiệp tham gia. Hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của tỉnh đến các tỉnh, thành phố trong cả nước; từ năm 2019 đến nay, đã tổ chức cho trên 450 lượt doanh nghiệp tham gia 30 sự kiện giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa trong và ngoài tỉnh; qua đó, các doanh nghiệp tỉnh đã ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản, sản phẩm OCOP và biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh với các đơn vị.

Công tác bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá thời gian qua được quan tâm, chú trọng, thực hiện theo hướng xã hội hóa. Hàng năm, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường hàng hoá và vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu; đảm bảo cung hàng hoá thiết yếu phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với ngành chức năng thường xuyên thông tin tình hình giá cả, theo dõi diễn biến cung, cầu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả các mặt hàng thiết yếu để tham mưu cấp thẩm quyền triển khai các giải pháp bảo đảm không gián đoạn nguồn cung và không để xảy ra tình trạng găm hàng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (theo Quyết định số 368/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): Sở Công Thương đã quan tâm triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam, ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đạt được kết quả khá tích cực; chú trọng phát triển thương mại theo hướng tăng cường gắn kết với thị trường vùng ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp của trong tỉnh và doanh nghiệp ngoài tỉnh tiếp cận thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ ở vùng nông thôn, phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân ở vùng nông thôn. Với mục tiêu chính là xây dựng thị trường ổn định và bền vững đối với hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao theo hướng các doanh nghiệp tham gia điểm bán hàng cố định, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng.

Nhìn chung, 5 năm qua, công tác phối hợp với các cấp, các ngành và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực; các Chương trình hội chợ được triển khai theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn; Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được nhiều doanh nghiệp tham gia, hưởng ứng, góp phần đáp nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại được chú trọng, tăng cường góp phần bảo vệ người tiêu dùng; quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cuộc vận động vẫn có mặt còn hạn chế; công tác thông tin, tuyên truyền đến người tiêu dùng về hàng hóa mang thương hiệu Việt chưa phong phú. Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn chưa thường xuyên, hàng hoá chưa đa dạng, phong phú. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, Mặt trận và các thành viên của Mặt trận trong công tác tuyên truyền Cuộc vận động từng lúc, từng nơi chưa đồng bộ, chưa kịp thời. Hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn lực còn hạn chế, nên công tác mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, phát triển kênh phân phối của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, tham gia hội chợ, triển lãm của chưa nhiều; bên cạnh đó, mẫu mã, bao bì của một số sản phẩm chưa phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao.

 Về một số kinh nghiệm:

Thứ nhất là, tuyên truyền là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động. Đây là bước đầu tác động đến ý thức của cán bộ và nhân dân, hình thành nhận thức chung về Cuộc vận động, từ đó định hướng hành động theo phương châm, mục đích đề ra.

Thứ hai là, cuộc vận động đã phần nào làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất; một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thực được một cách cơ bản về lợi ích của việc dùng hàng nội địa.

Thứ ba, thông qua Cuộc vận động, hầu hết các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng hơn về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, lợi ích và quyên lợi của người tiêu dùng cũng được quan tâm, đảm bảo hơn.

Thứ tư là, cuộc vận động tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp.

Để Cuộc vận động ”Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thiết thực, hiệu quả hơn nữa, có sức lan tỏa, đi vào chiều sâu trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cuộc vận động, thông tin đến người tiêu dùng bằng hình thức trực quan về các sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt, thông qua việc tổ chức các phiên chợ kích cầu tiêu dùng nội địa; đưa hàng Việt về nông thôn; bán hàng Việt lưu động; hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu;... nhằm giúp doanh nghiệp có cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của đơn vị mình rộng rãi trên cả nước, góp phần làm cho người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn hơn về thị trường hàng hóa nội địa, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng.

Hai là, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phương án phát triển thương mại theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt; trong đó, chú trọng phát triển thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng các loại hình tổ chức, các phương thức giao dịch và dịch vụ hỗ trợ, vừa phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao; vừa kế thừa, cải tạo các loại hình thương mại truyền thống; vận động các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo nhu cầu phục vụ trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán.

Ba là, tích cực nghiên cứu, tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyên phân bổ nguồn lực để đầu tư, khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng thương mại; chú trọng phát triển hạ tầng thương mại nông thôn; đẩy mạnh khuyến khích thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ, từng bước xây dựng “Chợ văn minh thương mại” đối với những nơi đủ điều kiện; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh với các hình thức thanh toán linh hoạtChú trọng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; tổ chức sơ kết 2 năm việc triển khai, thực hiện Sàn thương mại điện tử Sóc Trăng, để đánh giá tình hình, kết quả, những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Sàn thương mại điện tử Sóc Trăng trong thời gian tới.

 Bốn là, đẩy mạnh triển khai Chính sách khuyến công, tranh thủ nguồn khuyến công quốc gia, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp nâng cao năng lực quản lý, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn,...

Năm là, tăng cường phối hợp với ngành chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng; quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Nhân Đại hội đại biểu Mặt trần tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; thay mặt ngành Công thương, tôi rất mong người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội, sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi triển khai thực hiện các dự án, công trình hãy sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa và dịch vụ có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập để sản xuất và kinh doanh; đối với Người tiêu dung, khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình hãy sử dụng hàng hóa Việt; đó là thiết thực thể hiện “lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam” theo quan điểm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Đặng Thành Sơn

đại hội nhận huân chương trao co cho các ton giao No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... kỷ niệm chương No title... No title...
video
Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021
  • Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021 (10/12/2021)
  • Truyền thống 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (17/11/2021)
  • 300 phần quà cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn (09/11/2020)
  • Chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer (09/11/2020)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 22
  • Hôm nay: 196
  • Trong tuần: 4 268
  • Tất cả: 1557816

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ: Số 05, đường Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: (0299) 3821039 . Email: vpmtst@gmail.com

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Nguyễn Thị Huệ Chi - TUV, Trưởng BBT, Phó Chủ tịch TT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng