Tổ chức Lễ hội Nghinh Ông tại Lăng ông Nam Hải năm 2025
Hình thành và duy trì thường niên đến nay gần 80 năm, lễ Nghinh Ông thị trấn Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) là lễ hội tín ngưỡng dân gian được phổ biến, trao truyền qua nhiều thế hệ ngư dân đi biển với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều thuỷ sản mang lại cuộc sống ấm no, bình yên và hạnh phúc. 

Sáng ngày 17/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2025. Đây là một trong những Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam bộ. Đúng 06 giờ 30, dưới sự hướng dẫn của Hải Đội 2 Biên phòng huyện Trần Đề, Đoàn tàu đánh cá với gần 50 chiếc lớn nhỏ khởi hành ra biển thực hiện các nghi lễ rước Ông, sau khi cặp Cảng Trần Đề, Đoàn rước Ông diễu hành qua các tuyến phố của thị trấn Trần Đề, đến 08 giờ 30 phút Ban tổ chức Lễ hội tiến hành lễ tế Ông theo nghi thức truyền thống.

Tiến hành các nghi thức Thỉnh ông

Đến dự lễ có bà Từ Tố Quyên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phạm Văn Đâu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; cùng đoàn đại biểu Huyện ủy, UBND huyện Trần Đề; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương các huyện, thị xã, thành phố đến dâng hương tại Lăng cùng hàng trăm bà con ngư dân địa phương và các tỉnh trong khu vực đến dâng hương.

Lãnh đạo các cấp, các ngành tham dự Lễ Nghinh Ông

Ông Phan Tấn Hải, một ngư dân ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Lễ hội Nghinh Ông được xem là phong tục truyền thống hàng năm của ngư dân đi biển ở huyện Trần Đề và các vùng lân cận, cứ tới ngày 21/3 âm lịch bà con ngư dân gác lại công việc đi biển để chuẩn bị các lễ vật tham gia lễ Nghinh Ông và mong một mùa biển mới thêm bình an, thuận lợi đánh bắt thật nhiều cá tôm đem lại thu nhập cho gia đình.

Đông đảo người dân trong và ngoài địa bàn thị trấn tham gia Nghinh Ông

Bà Lâm Thị Sáng, người dân ấp Ngan Rô 2, thị trấn Trần Đề cho biết: năm nay lễ hội được tổ chức và mở rộng về quy mô, ngoài sự tham gia của các ngư dân ở địa phương còn thu hút khá đông du khách từ các tỉnh, thành trong khu vực đến tham gia lễ hội, góp phần tạo không khí vui tươi, ấm áp nên mọi người đều phấn khởi, hào hứng, hứa hẹn một mùa biển thật bội thu.

Các ghe tàu, đánh bắt thủy hải sản tham gia đoàn Nghinh Ông

Bà Trần Cẩm Tú, Trưởng Phòng Văn hóa, Khoa học, Thông tin huyện Trần Đề cho biết: trên cơ sở Đề án bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đã được UBND tỉnh phê duyệt, lãnh đạo UBND huyện muốn quảng bá, giới thiệu những sản vật biển của huyện Trần Đề đến với du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nhằm nâng cao ý thức của nhân dân trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, gắn kết với hoạt động du lịch góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội địa phương, duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Thực hiện các nghi lễ Nghinh Ông

Bà Trần Cẩm Tú cũng cho biết thêm, thời gian qua UBND huyện Trần Đề đã triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028 ngay sau khi được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt. Mục tiêu, hàng năm tổ chức định kỳ Lễ hội Nghinh Ông, nâng tầm quy mô tổ chức lễ hội và bảo tồn phát huy giá trị các nghi lễ trong lễ hội; kịp thời biểu dương khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội Nghinh Ông. Cùng với đó, thực hiện các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng thực hành lễ thức Nghinh Ông cho thành viên Ban quản trị Lăng Ông Nam Hải và những người trực tiếp thực hiện lễ tế; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hoá các nội dung Lễ hội Nghinh Ông.

Các ghe tàu, đánh bắt thủy hải sản tham gia đoàn Nghinh Ông

Để thực hiện tốt Đề án bảo tồn Lễ hội Nghinh Ông, địa phương sẽ triển khai các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức và cá nhân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông.

Đoàn xe thỉnh Ông từ bến tàu về tại Lăng Ông và có rất đông người dân tham gia cùng

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân nắm giữ và truyền dạy vốn di sản văn hóa trong cộng đồng. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin giúp cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hoá lễ hội, qua đó nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên, những phong tục tập quán tốt đẹp của ngư dân địa phương.

Thực hiện các nghi thức cúng bái tại Lăng Ông Nam Hải

Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Trần Đề là một trong 8 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Sóc Trăng đã được công nhận vào năm 2019. Lễ hội được tổ chức vào ngày 21/3 - 23/3 âm lịch hàng năm tại Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Lễ hội Nghinh Ông là một tín ngưỡng dân gian được phổ biến, trao truyền qua các thế hệ ngư dân miền biển. Lễ hội có ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai trên biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đoàn đại biểu các đơn vị tham gia dâng hương tại Lăng Ông

Đoàn đại biểu các đơn vị tham gia dâng hương tại Lăng Ông

Đoàn đại biểu các đơn vị tham gia dâng hương tại Lăng Ông

Với nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển bao gồm cảng biển và quy hoạch Cảng biển nước sâu, Lễ hội Nghinh Ông, các ngôi chùa Khmer với kiến trúc độc đáo, du lịch sinh thái biển Mỏ Ó, cùng với tuyến tàu cao tốc Trần Đề đi Côn Đảo được khai thác, là cơ sở để huyện phát huy các giá trị sẳn có để khai thác và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng để thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận của địa phương.

Lễ hội Nghinh Ông huyện Trần Đề được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019 và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án bảo tồn, phát huy giá trị giai đoạn 2023-2028. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 18/4 - 20/4/2025 ( tức ngày 21 - 23/3 âm lịch). Bên cạnh đó, việc tổ chức các nghi thức, lễ hội còn có các hoạt động như thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian, tạo thành chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, thu hút cộng đồng và phát triển du lịch.

MINH PHƯƠNG

đại hội nhận huân chương trao co cho các ton giao No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... kỷ niệm chương No title... No title...
video
Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021
  • Phóng sự cụm Nam Sông Hậu năm 2021 (10/12/2021)
  • Truyền thống 91 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (17/11/2021)
  • 300 phần quà cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn (09/11/2020)
  • Chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer (09/11/2020)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 58
  • Hôm nay: 831
  • Trong tuần: 3 526
  • Tất cả: 1732149

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng

Địa chỉ: Số 05, đường Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại: (0299) 3821039 . Email: vpmtst@gmail.com

Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Nguyễn Thị Huệ Chi - TUV, PCT TT  Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, 

Kiêm Trưởng BBT Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng.